Cách ủ phân để bón gừng nhanh nhất
Nhận được sự tín nhiệm của bà con trồng gừng trên khắp cả nước, đã có nhiều câu hỏi được gửi đến phòng kỹ thuật công ty gừng Trí Đức. Có rất nhiều loại câu hỏi khác nhau nhưng có một câu hỏi được nhiều bà con quan tâm nhất đó là của chị Lê Thị Liễu ở Phú Thọ (0974567…)
“Kính chào các anh chị phòng kỹ thuật công ty Gừng Trí Đức. Tôi đang có kế hoạch trồng 6 ha gừng. Qua tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin, tôi được biết công ty Gừng Trí Đức có hỗ trợ nông dân về kỹ thuật từ cách ủ phân vi sinh, cách ủ giống cũng như cách trồng gừng năng suất cao, đặc biệt là trồng gừng trong bao. Bản thân điều kiện gia đình em làm trang trại, phân bò và phân lợn rất nhiều. Anh/chị cho em hỏi là làm cách nào có để ủ được phân bò hoai mục một cách nhanh nhất. Em cảm ơn các anh chị”.
Trả lời của công ty gừng Trí Đức về kỹ thuật ủ phân bò hoai nhanh nhất:
Chào bạn Liễu. Cảm ơn bạn đã tin tưởng Trí Đức trong việc tư vấn kỹ thuật ủ phân bò hoai mục một cách nhanh nhất. Đặc điểm về điều kiện của bạn là mô hình trang trại và có lợi thế về phân bò và phân lợn. Như bạn biết, phân chuồng có tác dụng rất lớn trong việc tăng độ tơi xốp cho đất và tăng thêm hữu cơ đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cây gừng.
Phân chuồng tươi chứa nhiều hạt cỏ dại, nhiều ấu trùng, nhiều bao tử nấm, xạ khuẩn và tuyến trùng gây bệnh. Ủ phân với việc sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân hủy hữu cơ cùng với những chất xúc tác sẽ tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây vừa thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ, đồng thời quá trình khoáng hóa sẽ giúp cây dễ hấp thu những chất dinh dưỡng này.
Thông thường, có 3 phương pháp phổ biến khi ủ phân để trồng gừng:
Phương pháp ủ phân nóng:
Xếp phân chuồng thành từng lớp. Chú ý nên xếp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không đựơc nén. Giữ độ ẩm trong đống phân từ 60-70% bằng cách tưới nước phân lên lên đống phân hàng ngày. Nếu có vôi bột và phân có nhiều vôi bộtn, bạn có thể trộn thêm theo tỷ lệ khối lượng: 1kg vôi bột-100kg phân. Bạn có thể trộng thêm supe lân với tỷ lệ 1-2 kg supe lân – 100 kg phân.
Sau 4-6 ngày, nhiệt độ trong đống phân thường là 60 độ C. các loài vi sinh vâtj phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Vi sinh vật hoạt động mạnh trong đống phân, dẫn tới nhiệt độ tăng cao trong đống phân.
Phương pháp ủ phân nóng có nhược điểm và ưu điểm sau:
Nhiệt độ cao trong đống phân có tác dụng tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh.
Về thời gian ủ phân: 30-40 ngày, đây là một khoảng thời gian không dài và phân có thể đem ra sử dụng ngay khi ủ.
Phương pháp ủ phân nguội:
Trong phương pháp này, phân cũng được xếp thành từng lớp. Điểm khác là phân này được nén chặt. Trong quá trình xếp phân từ chuồng ra đống phân, người ta rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thông thường, đống phân được xếp với chiều rộng 2-3 m, chiều dài có thể tùy thuộc theo chiều dài của nền đất.
Độ cao 1.5 đến 2 m tối đa đối với đống phân là tốt nhất. Sau đó, trát bùn phủ bên ngoài. Trong phương pháp này, Vi sinh vật hoạt động chậm do phân bị nén chặt, thiếu oxy, Cabonic tăng. Vì vậy, nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30-35 độ C. Đồng thời, đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng Amon Cacbonat – đây là dạng khó phân hủy thành ammoniac. Do vậy, lượng đạm bị mất giảm đi nhiều. Tuy nhiên, nếu ủ theo cách này, chất lượng của phân lại tốt hơn phương pháp ủ nóng nhưng thời gian ủ kéo dài đến 5-6 tháng.
Phương pháp ủ nóng trước, nguội sau:
Trong phương pháp này, phân chuồng được lấy ra xếp thành lớp và không nén chặt. Sauk hi vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5-6 ngày và nhiệt độ đạt mức 50-60 độ C, chúng ta tiến hành nén chặt để phân chuyển sang trạng thái yếm khí.
Tiếp tục: sau khi nén chặt, chúng ta lại xếp lớp phân chuồng khác lên, chú ý là chúng ta không nén chặt. Để trong 5-6 ngày cho vi sinh vật hoạt động và đạt đến 50-60 độ C lại nén chặt.
Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình nayf nhằm giữ đạm không bị mất nhờ việc ủ nóng cho phân ngấu và chuyển sang ủ nguội cho phân giữ được đạm.
Trong quá trình ủ phân, người ta có thể dùng một số phân khác làm men như phân bắc, phân gà, phân vịt, phân tằm…. chú ý là phân men được cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt.
Phương pháp ủ nóng trước, nguội sau có thể rút ngắn thời gian mà thời gian dài hơn cách ủ nóng.
Cho bạn cần thời gian ủ nhanh nên phương pháp ủ nóng được khuyên dùng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, bạn cũng nên tham khảo hai phương pháp còn lại.
Chúc bạn thành công!
Phòng kỹ thuật công ty TNHH Trí Đức