Kỹ thuật chọn và chuẩn bị giống gừng
Kỹ thuật chọn và chuẩn bị giống gừng:
Công đoạn 1: chọn giống gừng:
- Giống gừng tốt đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống sâu bệnh và sức đề kháng của gừng trong quá trình phát triển sau này. Khi chọn giống gừng, các bạn lưu ý phải chọn củ già, to, bóng, không khô héo, không nhăn nhúm, teo sọp, không sâu bệnh.
- Kích thước củ thích hợp cho việc làm giống là từ 40-60 gr, bạn không nên chọn củ quá bé tránh trường hợp không đủ chất dinh dưỡng để gừng phát triển.
Công đoạn 2: chuẩn bị gừng giống
Để gừng lên đều trong điều kiện nắng nóng, việc ủ giống cho nẩy mầm trước khi trồng là khâu vô cùng cần thiết. Nói cách khác, đây là yếu tố tiên quyết đến năng suất gừng sau này.
Thời gian để chuẩn bị giống tốt nhất là trước 1 tháng. Sau đó, bạn nên đem gừng để nơi thoáng mát khoảng 1 tuần rồi tiến hành bẻ hom, điều này có thể hạn chế nước quá nhiều trong gừng.
Chú ý trong quá trình bẻ hom: Không được dùng dao bổ đôi củ gừng giống vì cây con dễ bị chết nếu không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu.
Dùng tay bẻ hom, không dùng dao cắt. Để ngăn chặn mầm bệnh lan từ của này sang củ khác, chúng ta không nên dùng dao. Sau khi bẻ, xong cho gừng vào ngâm trong dung dịch thuốc Topsin hoặc Dithane với liều lượng 200gr được pha loãng với khoảng 50 lít nước và ngâm khoảng 30 phút. Sau khi vớt ra chỗ ráo kháo, bạn để khoảng 1 tuần rồi tiến hành ủ giống, gom gừng lại thành đống và phủ lên lớp rơm rồi tưới cho đủ độ ẩm, chú ý, độ cao không quá 5 tấc.
Chú ý trong chuẩn bị giống gừng:
- Không nên để mầm quá dài mới đem đi trồng tránh gãy mầm trong quá trình vận chuyển.
- Nền để ủ gùng phải cao để thoát nước tốt.
- Nên rải môt lớp tro trấu dày từ 10-20 cm, sau đó mới xếp gừng lên ủ.
- Không để gừng quá khô hoặc quá ẩm tránh chậm nảy mầm hoặc bị thối.
Công đoạn 3: chuẩn bị phân hữu cơ trồng gừng:
Dùng tro, trấu mục, rơm mục, tỷ lệ thường là 2 tấn trộn với 2 tần phân chuồng nếu bón cho 1000 m2. Trường hợp không có phân chuồng, cạn nên thay thế các phân khác.
Công đoạn 4: Chuẩn bị đất trồng:
Độ sâu của đường cày phải từ 25 đến 30 cm, được phơi ải, xới cho nhuyễn rồi lên luống. Nếu đất cao và thoát nước tốt thì không phải lên luống.
Hướng luống: thường thì hướng luống gừng phù hợp là phải vuông góc với mương tưới tiêu để tiện cho việc chăm sóc gừng.
Kích thước từng luống là có thể rộng từ 1 đến 1.2 mét, chiều cao khoảng 20 đến 30 cm. Điều này phụ thuộc vào khoảng cách trồng, chiều dài không quá dài làm cho tưới tiêu nước khó khăn. Việc lên luống là phụ thuộc ở bạn, suy cho cùng, mục đích chính cũng là để tưới tiêu nước một cách dễ dàng.
Nhớ làm đất thật nhuyễn, mặt luống gừng phải bằng phẳng để gừng sinh trưởng được tốt.
Kỹ thuật trồng gừng:
Bón phân lót: sau khi xới đất tơi, quý bà con nên tiến hành rả 2 tấn phân hữu cơ, toàn bộ Super lân và 5 kg Kali đều khắp mặt ruộng rồi xới đất lần cuối.
Về khoảng cách và mât độ trồng: có thể áp dụng một trong các khoảng cách trồng như sau: 40*30cm hoặc 50*20 cm đối với luống đôi, hoặc 70-20 đối với luống đơn.
Cách đặt hom giống: trong bước này chúng ta cần Basudin. Rải Basudi xuống hốc 2kg/1000 m2 với điều kiện là hốc sâu 10 cm và đất ở dưới hốc phải nhuyễn. Đặt củ gừng xuống để cho tiếp xúc với đất rồi phũ lên một lớp phân hữu cơ 5-7 cm, dùng thùng vòi búp sen tưới đẫm rồi phủ lớp rơm để giữ ẩm.
Trí Đức cung cấp gừng giống và hỗ trợ tư vấn kỹ thuật trồng gừng cho bà con đồng thời bao tiêu sản phẩm với giá thành tốt nhất.
Hãy lên hệ với chúng tôi để có những tư vấn tốt nhất nhé.
Ủ gừng giống