Kỹ thuật phòng chống các bệnh ở gừng.
Kỹ thuật phòng chống các bệnh ở gừng
Để phòng tránh các bệnh ở gừng, chọn giống gừng cũng làm một bước vô cùng quan trọng. (Xem thêm: Phương pháp chọn giống gừng).
Sau đó, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây để cung cấp những điều kiện tốt nhất cho gừng phát triển để tránh những bệnh không đáng mong muốn:
- Cung cấp nước: mức nước cần thiết cho cây gừng phát triển là tưới 2 lần/ ngày bằng thùng có vòi búp sen. Hoặc nếu bạn tưới bằng máy thì phải chú ý quan sát lượng nước vừa đủ, không để tình trạng ngập cả luống sau đó vài ngày mới tưới trở lại làm cho lèn đất gừng khó nảy mầm.
Lưu ý về lượng nước và phân cho gừng:
- Gừng là một cây háo nước nhưng không chịu được ngập úng. Do vậy, cần tưới nước đầy đủ cho gừng để gừng phát triển tốt, nhưng chú ý không để gừng bị úng.
- Chất lượng nước tưới: tránh tưới nước bị nhiễm phèn. Nước phèn cũng là một nguyên nhân làm gừng chậm phát triển.
- Nên tưới thấm cho gừng trong thời kỳ gừng có củ, rồi rút nước ra nhanh vì gừng không chịu ngập úng (chỉ áp dụng cho loại đất nhẹ thoát nước tốt).
- Bón phân: đối với diện tích khoảng 1000m2, lượng phân thích hợp vào khoản: 50kg ure, 10kg kali (bón lót 5kg), 100kg supper (bón lót toàn bộ).
- Nên pha 1 muống Ure vào thùng 20 lít tưới, tưới 2-3 lần mỗi lần cách nhau 4-5 ngày khi cây đã cao lên 30%.
- Bón thúc 7 ngày cho cây khi gừng đẻ được 2-3 cây con. Lượng thích hợp là 5kg ure. Bạn nên bón ở gốc 10cm. Trước khi bón nên làm cỏ sạch và xới xung quanh chống lèn đất. Lượng Kali còn lại bón trải vào 90 ngày sau khi trồng.
- Nếu bạn đang xen canh gừng với một số loại cây khác thì khi thu hoạch dứt điểm trồng xen, chúng ta nên tiến hành bón thúc như trên. Nguyên nhân là khi ta bón cho cây trồng xen (phân này phải mua thêm) gừng cũng hấp thụ lượng phân này nên không cần tưới phân thêm cho gừng. Khi bón phân, bà con để ý không để cho phân dính lên bề mặt lá.
- Khi vun gốc: khi cây đẻ được khoảng từ 3 đến 4 nhánh, bà con nên bón phân hữu cơ vào gốc, độ dày khoảng 5cm. Sau đó, đắp lên một lớp đất mỏng khoảng từ 1 đến 2 cm. Lượng phù hợp để bón là 50% đất và 50% phân hữu cơ, trộn lẫn vào nhau và vun lên gốc. Tiếp tục vun gốc khi thấy củ non nhô lên khỏi mặt đất.
- Bà con nên thường xuyên theo dõi, phải vun gốc kịp thời khi thấy củ gừng lồi. Tránh trường hợp vun gốc quá dầy làm củ gừng vươn dài, không đạt yêu cầu.
- Làm cỏ xới gốc: Để phòng ngừa mầm bệnh lây lan, bà con cần làm sạch cỏ dại kết hợp làm đất xốp, thoáng, tránh lèn đất giúp gừng sinh trường được tốt hơn.
- Trồng xen: cây được chọn để trồng xen phải là những cây háo nước, và thời gian sinh trưởng ngắn, tầm khoảng 2 tháng. Một số cây điển hình được chọn thường là dưa chuột, ngô… nếu là trồng ngô, khi thu hoạch nên để cây lại che mát cho gừng, hoặc chỉ cần chặt nửa cây, dần dần khi gừng quen nắng mới chặt hết cây và phủ lại để giữ ấm. Việc trồng xen được thực hiện vào mua khô có ý nghĩa lớn không chỉ trong việc che mát, giữ ẩm cho gừng mà còn làm tăng thu nhập.
Phòng ngừa sâu bệnh ở gừng:
Có nhiều nhân tố gây nên các bệnh thường gặp ở gừng:
Bệnh do côn trùng như cào cào, châu chấu.
Điều lo ngại nhất ở đây là những loại con trùng này cắn phá lá, làm cho cây khó sinh trưởng. Biện pháp phòng ngừa ở đây là phun các loại thuốc có mùi hôi để xua đuổi chúng.
Bệnh cháy lá ở gừng:
Ngoài các nguyên nhân gây ra bởi côn trùng, bệnh phổ biến thường gặp ở gừng có bệnh cháy lá. Cháy lá thường có hai dạng cháy:
-
Cháy lá gừng thành vệt:
Lúc đầu biểu hiện ở cây gừng sẽ là các hình tròn bầu dục. Trong vết bệnh thường có các chấm đen, sau đó vết bệnh sẽ lớn dần và loang rộng rồi kết dính lại với nhau tạo nên vết cháy cả lá. Điều dễ nhận dạng nhất là bệnh luôn có các chấm đen. Những thuốc hiệu quả trong việc chữa bệnh này là : Carbebzim, Tilt, Bavistin...
-
Đối với vết cháy từ chóp lá vào.
Thường thì bạn sẽ gặp bết bệnh màu cam. Nó thường không có hình dạng đặc biệt, phát triển mạnh tơ nấm sẽ chui vào nách lá, tấn công xuống củ làm chết cả cây.
Bệnh thối củ:
Bệnh này được đánh giá là loại bệnh nguy hiểm nhất trong các loại bệnh về gừng hiện nay và cũng chưa có thuốc chữa hữu hiệu cho loại bệnh này. Vi khuẩn Pseudomonas solanascerum và Ewinia sp. Gây nên loại bệnh này với triệu chứng là bỗng dung cây bị héo đột ngột vào giữa trưa. Khoảng 2 đến 3 ngày sau, cây sẽ tự dưng chuyển sang màu vàng, trên đỉnh sinh trường sẽ có nhựa đục. Khi gặp hiện tượng này, bà con nên thu hoạch sớm để tránh thiệt hại. Cách phòng ngừa là bạn nên dùng thuốc gốc đồng để tưới vào rễ.