KỸ THUẬT TRỒNG  GỪNG TRONG BAO CHO NĂNG SUẤT CAO

KỸ THUẬT TRỒNG  GỪNG TRONG BAO CHO NĂNG SUẤT CAO

Tài liệu được Công ty gừng Trí Đức sưu tầm và biên soạn - Dùng cho vùng dự án của Công ty.

Thời gian gần đây, Trí Đức thường xuyên được quý bà con tin tưởng gọi điện nhờ tư vấn kỹ thuật trồng gừng bằng bao cho năng suất cao. Để tạo điều kiện hỗ trợ quý bà con một cách tốt nhất, chúng tôi đã soạn thảo tài liệu về kỹ thuật trồng gừng trong bao.  Nghiên cứu này nhằm đem đến cho bà con một kiến thức nền tảng để thực hiện việc trồng gừng có năng suất cao hơn. Ngoài ra, chúng tôi chuyên bao tiêu gừng cho bà con.

Tư Vấn kỹ thuật: TS.  Vũ Đình Phú 

Đặc điểm của gừng:

Gừng là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0,6 – 1m lá màu xanh đậm dài 15 – 20cm, rộng khoảng 2cm, mặt nhẵn bóng, gân ở lá hơi nhạt, lá mọc so le, thẳng đứng, có bẹ lá, không có cuống. Độ che phủ mặt đất của tán lá không cao lắm, thân ngầm phình to chứa các chất dinh dưỡng gọi là củ xung quanh củ có các rễ tơ rễ và củ chỉ phát triển tập trung ở lớp đất mặt, sâu 0 – 15cm.

Giống gừng:

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều giống gừng được trồng hầu hết trên cả nước như:

  • Gừng dại củ khá to, nhiều xơ, vị cay, nhiều mùi hăng, thịt củ màu vàng xanh được dùng làm thuốc, gia vị, thường mọc hoang dại trong tự nhiên.
  • Gừng gió ít được gây trồng, củ chỉ dùng làm dược liệu.
  • Gừng trâu, củ to, ít xơ, ít cay, thích hợp cho xuất khẩu.
  • Gừng dé được gây trồng phổ biến, cho củ nhỏ hơn, vị cay và nhiều xơ hơn, hiện nay đang được bán nhiều ở thị trường trong nước.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc gừng

Chọn đất trồng gừng

Cây gừng cần đất tương đối tốt, tầng đất dày, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, tốt nhất là đất thịt, không ưa đất cát và đất sét. Đất có hàm lượng mùn cao rất thích hợp cho trồng gừng. Đất trồng gừng có pH = 4 – 5,5 nhưng thích hợp nhất là 5,5 – 7. Ở nước ta có 2 loại đất vùng đồi, núi trồng gừng có năng suất cao và chất lượng tốt là đất đỏ trên sản phẩm phong hoá từ đá vôi nằm ở chân núi đá vôi, đất đỏ badan và các loại đá mác ma trung tính và kiềm.

Thời vụ trồng gừng.

Ở miền Bắc gừng được trồng vào mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch khi có mưa phùn, độ ẩm không khí cao.

Chọn giống và chuẩn bị giống gừng trước khi trồng

  • Chọn giống:  Tuỳ theo đơn đặt hàng mà chọn giống gừng cho phù hợp.

  • Chuẩn bị giống: Chọn củ gừng già (đủ 9 tháng tuổi trở lên), sạch bệnh, bẻ đoạn củ dài 2,5 - 5 cm, trên mỗi ánh phải có ít nhất 1 mắt mầm. Giống cần được xử lí với các loại thuốc gốc đồng, Score, Validacine... để phòng và diệt nấm bệnh. 1 kg gừng giống có thể cho 15 - 20 hom giống và 1 ha cần chuẩn bị 3.000 kg giống.

Chuẩn bị hỗn hợp để đóng bao

Đất đóng bao cần sạch sẽ không lẫn cỏ dại cành cây, đất phải tơi xốp tốt nhất là đất phù xa, đất đồi có tầng đất thịt dày tỷ lệ mùn cao không có đá lẫn. Đất được trộn với phân chuồng ủ hoai vỏ trấu hoặc mùn cưa theo tỷ lệ   1: 5 : 1 tính theo thể tích

(nghĩa là 5 khối đất thì cho 1 khối phân chuồng + phân NPK và 1 khối mùn cưa hoặc vỏ trấu) trộn điều đảo cho tơi xốp.

Mật độ bao trồng gừng

 Mỗi một m2 có thể xếp 9 đến 10 bao theo hàng mật độ trung bình 50.000 bao đến 60 000 bao/ha.

Kỹ thuật trồng gừng

Sau khi đóng đất vào bao xếp theo hàng lối ta tiến hành trồng dùng tay bới sâu 5 - 7 cm rồi đặt nhánh gừng vào lấy đất mịn phủ lên dày 4-5 cm rồi ấn nhẹ tay sau đó  phủ lên một lớp vỏ trấu dùng nước tưới ẩm.

Phân bón dùng cho gừng.

Phân bón sử dụng cho 1ha  trồng gừng cần 20 tấn phân chuồng và1- 1,5 tấn vôi bột; 110N - 30 P2O5 - 100K2O được chia làm 5 lần bón, như sau:

  • Bón lót: toàn bộ phân chuồng, vôi và 1/5 lượng phân NPK;
  • Bón thúc:  chủ yếu là phân NPK chia làm 4 đợt, mỗi đợt 1/5 lượng phân:

+ Đợt 1 vào 30 ngày sau khi trồng;

+ Bón đợt 2 vào 60 ngày sau khi trồng;

+ Bón đợt 3 vào 90 ngày sau khi trồng;

+ Bón đợt 4 vào 120 ngày sau khi trồng. 

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho gừng

  • Chăm sóc: Nếu trồng bằng ánh chưa nảy mầm thì sau 15 - 20 ngày củ sẽ bắt đầu đâm chồi và xuất hiện lá non. Cần cung cấp đủ nước cho gừng phát triển nếu thời tiết khô hạn. Tuy nhiên, trong quá trình trị bệnh ở một số thời điểm nhất định thì việc cắt giảm nước tưới để hạn chế sự lây lan của dịch hại là cần thiết.

  • Làm cỏ, vun gốc: Tiến hành phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại và bón thúc đợt 1 cho cây. Trong các tháng sau, không để củ gừng lộ khỏi mặt đất nhằm đảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm.
  • Bón thúc: chia làm 4 đợt như trên.
  • Cách bón : rải hỗn hợp phân và đất vào bao đủ kín củ rồi tưới ẩm nước cho cây dễ hấp thu. Ngoài các thời điểm bón phân trên, gừng bị vàng do thiếu đạm thì có thể tiến hành phun phân bón lá; có thể kết hợp với Ridomyl, Basudin 10H khi cần.

Phòng trừ sâu bệnh hại gừng

Sâu hại gừng

Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent, Furadan…

Chú ý: Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện hoặc sâu ở tuổi 1 -2 thì tiến hành phun thuốc diệt ngay, nếu chậm trễ, khó phòng trị kịp thời.

Bệnh hại gừng:

  • Bệnh cháy lá, thối vàng:

Bệnh do nấm Fusarium gây nên thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp lá xuống. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ, trên củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và tóp lại có phủ lớp tơ màu trắng làm chết cả cây. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc Appencard, Bavistin, Carbenzim, Ridomyl, Score …

  • Bệnh thối củ, thối xanh ở gừng:

Bệnh do vi khuẩn lưu tồn trong đất, nước hoặc côn trùng gây ra. Gừng đang xanh bỗng héo đột ngột vào giữa trưa, có tươi lại vào lúc chiều mát và chết rất nhanh; thân bị nhũn nước, tách rời củ và có màu sậm; khi nhổ lên, đỉnh sinh trưởng có nước màu đục và có mùi hôi đặc trưng

Phòng trừ: do đặc điểm bệnh rất khó trị, lây lan nhanh nên và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc.

Khi thấy gừng có triệu chứng xoắn lá thì tiến hành phun các loại thuốc Kasuran, Kasumin, Starner,..kết hợp với một số thuốc đặc trị các loại rầy mềm, rệp sáp tấn công như Diazan, Supracide...

Thu hoạch và bảo quản để giống gừng

Gừng để làm giống thì phải thu hoạch sau 9 tháng.

Gừng cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Gừng giống được trải đều trên sàn nhà, ở dưới và trên mỗi lớp củ được phủ bằng một lớp đất mịn, dày 1 - 2 cm.

Tài liệu được Công ty gừng Trí Đức sưu tầm và biên soạn

Dùng cho vùng dự án của Công ty

Có thể liên hệ để được tư vấn và hướng dẫn thêm

Điện thoại : (+84)904.040.683/(+84)913.297.173

Tin khác

Kỹ thuật phòng chống các bệnh ở gừng.
Trí Đức 0 bình luận

Kỹ thuật phòng chống các bệnh ở gừng.

Kỹ thuật phòng chống các bệnh ở gừng Để phòng tránh các bệnh ở gừng, chọn giống gừng cũng làm một bước vô cùng quan trọng. (Xem thêm: Phương pháp chọn...
/Xem thêm
Kỹ thuật chọn và chuẩn bị giống gừng
Trí Đức 0 bình luận

Kỹ thuật chọn và chuẩn bị giống gừng

Kỹ thuật chọn và chuẩn bị giống gừng: Công đoạn 1: chọn giống gừng: Giống gừng tốt đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống sâu bệnh và sức đề kháng...
/Xem thêm
Lưu ý kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ sinh học cho trồng gừng
Trí Đức 0 bình luận

Lưu ý kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ sinh học cho trồng gừng

Lưu ý kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ sinh học cho trồng gừng Hiện nay, sản xuất nông nghiệp đã sử dụng phân hữu cơ rất phổ biến. Phân hữu...
/Xem thêm
Chữa bệnh thối củ ở gừng
Trí Đức 0 bình luận

Chữa bệnh thối củ ở gừng

Chữa bệnh thối củ ở gừng Gừng là loại gia vị nhưng đồng thời cũng là một loại thảo mộc không thể thiếu trong mỗi người dân Việt Nam. Những năm...
/Xem thêm

Đăng ký nhận Online Magazine

Về sản phẩm tự nhiên
Hỗ trợ khách hàng
Hotline mua hàng / Chăm sóc khách hàng: 0904 040683 triducginger@gmail.com