Lưu ý kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ sinh học cho trồng gừng
Lưu ý kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ sinh học cho trồng gừng
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp đã sử dụng phân hữu cơ rất phổ biến. Phân hữu cơ làm đất tơi xốp, cây trồng dễ hấp thụ, an toàn khi sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nguồn cung cấp phân hữu cơ là các loại có nguồn gốc thực vật như: phân gia súc, gia cầm, thân lá, bã thực vật trong chế biến nông sản, v.v …
Ngày nay, theo sự phát triển của khoa học, công nghệ sinh học, việc sử dụng chế phẩm vi sinh để sản xuất phân hữu cơ bón cho cây trồng sẽ giúp tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây, phòng một số nấm bệnh gây hại cho cây trồng. Do vậy, những loại chế phẩm này được khuyến cáo sử dụng để tăng cường trong quá trình ủ phân.
Tận dụng chất thải từ các làng nghề để sản xuất phân hữu cơ. Đó là giải pháp tiết kiệm đáng kể tạo ra nguồn phân cung cấp cho đất, cải tạo đất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không nắm vững quy trình thì sẽ không có nguồn phân hữu cơ có chất lượng, mất thời gian. Khi sử dụng chất thải làm phân hữu cơ ta cần lưu ý:
Quy trình ủ phân trồng gừng:
Chuẩn bị
- Số lượng : 1 tấn phân thành phẩm.
- Nguyên liệu:
Chất thải (bã thực vật) gồm : bã sắn, bã dong, … : 800 – 1.000kg.
Phân chuồng (phân trâu bò hoặc phân lợn, gà, . . .) : 400 – 500kg
Super lân : 20kg
Nước : (tùy chất độn khô hay ẩm).
Men vi sinh Trichoderma 1 – 2kg (lượng men càng nhiều phân càng nhanh phân hủy).
Men vi sinh Biotech –PVISI 0,5 kg
Bạt phủ
Kỹ thuật ủ phân trồng gừng
- Tất cả các thành phần: phân chuồng + men vi sinh + nước trộn đều đảm bảo hỗn hợp ủ đạt đủ độ ẩm 50-60% (dùng tay bốc lên,nắm chặt thấy nước rỉ ra là được).
- Đánh thành luống hình thang cao khoảng 1,2 -1,5m
- Dùng bạt phủ kín tránh mưa nắng trực tiếp trực tiếp để đảm bảo độ ẩm, hạn chế mất đạm trong quá trình lên men vi sinh.
Lưu ý: nhiệt độ không khí càng cao, thời gian ủ càng ngắn. Ngược lại không khí lạnh và nước nhiều phân chậm phân hủy.
Đảo trộn phân trồng gừng
Sau thời gian ủ khoảng 7-10 ngày, nhiệt độ trong phân tăng dần lên khoảng 40-500C. Nhiệt đô tăng cao nhất tại thời điểm ủ đạt đủ độ ẩm sau 25- 30 ngày, có thể tăng đến 50-600C. Lúc này phân cần được đảo trộn để tăng cường hoạt động của men vi sinh. Khi đảo trộn nếu thấy phân khô cần bổ sung thêm nước để đạt độ ẩm 50-60% là tốt. Sau 50- 60 ngày, nhiệt độ giảm dần xuống 300C, khi đó phân đã hoai, khối lượng giảm hơn so với lúc ban đầu.
Sản phẩm sau khi ủ phân
Sau khi ủ phân, tất cả nhiên liệu đã hoai, phân tơi xốp, chuyển sang màu nâu sẫm, không còn mùi hôi, không nóng, có thể sử dụng như phân hữu cơ vi sinh thích hợp cho tất cả các loại cây trồng.
Phân có thể sử dụng chung với phân khoáng vô cơ. Tuyệt đối không trộn trực tiếp với vôi bột vì vôi làm hủy diệt hệ lên men vi sinh
Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty TNHH XNK Trí Đức