Thị trường gừng thế giới năm 2016
Thị trường gừng thế giới năm 2016
Trung Quốc vẫn là quốc gia trồng gừng lớn nhất. Việc sản xuất ở quốc gia này ảnh hưởng trực trực tiếp đến thị trường thế giới. Về phần sản xuất thì Peru vẫn là quốc gia có nhiều đặc điểm vượt trội. Ở Đức, nhu cầu về sử dụng thực phẩm có lợi cho sức khỏe vẫn đang tăng lên. Doanh số cũng chịu phải áp lực khi mùa xuân bắt đầu kể từ khi nhu cầu cho gừng cho mục tiêu y tế giảm xuống.
Peru muốn tăng xuất khẩu:
Gừng Peru đã từ rất lâu và được xem tương tự như Trung Quốc. Thương nhân Peru tin rằng đây không phải là vấn đề. Sự khác biệt lớn nhất ở chỗ phương pháp sản xuất của Trung Quốc bằng cơ giới trong khi gừng ở Peru vẫn được trồng bằng tay và đó là một sư đảm bảo cho các thương nhân. Mùa cao điểm của ở đây là từ tháng 7 đến tháng 2 năm sau. Trong suốt thời gian còn lại của năm, lượng cung ít đi. Một nhà xuất khẩu cho biết rằng họ đã xuất khẩu 100 containers vào năm ngoái, khối lượng này được kỳ vọng là sẽ tăng lên trong mùa này. Các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và châu Âu.
Gừng Trung Quốc chiếm thị phần lớn trong thị trường toàn cầu
Bằng một sự cạnh tranh mạnh và xuất hiện ở khắp nơi, gừng Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến giá của thị trường toàn cầu. Trong năm trước, giá gừng Trung Quốc cao hơn. Trong đầu năm 2015, giá gừng trong thị trường nội địa vào khoảng 20 nhân dân tệ/kg, diện tích trồng ở Sơn Đông được tính toán là chiếm khoảng 30%. Tỉnh này cũng chiếm 90% sản lượng sản xuất ở Trung Quốc.
Ở Úc: Không cần nhập khẩu gừng.
Xu hướng tăng của các sản phẩm tốt cho sức khỏe dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với gừng. Queensland là vùng đất lý tưởng để trồng gừng trong những tháng gần đây. Do vậy người ta tính toán rằng họ có thể cung cấp quanh năm cho Úc. Những tháng thu hoạch gừng sớm là vào tháng năm đến tháng bảy, trong khi gừng già được thu hoạch từ tháng tám đến tháng mười hai. Gừng Úc có đặc trưng là vỏ dày và vàng. Trong mùa, hương vị của gừng thay đổi tùy theo điều kiện trồng gừng. Đầu vụ, từ giữa tháng hai, luôn đi cùng với nhu cầu cao. Do việc cung cấp tốt ở Úc nên quốc gia này không có nhu cầu nhập gừng.
Bỉ: nhu cầu ít hơn do mùa xuân đến.
Nhu cầu gừng giảm nhẹ do thời tiết ấm đi. Ở một số quốc gia, gừng vẫn chỉ được xem như là một sản phẩm y tế nhằm chống lạ thời tiết lạnh và các bệnh khác. Trong mùa xuân, có ít người ốm hơn, nhu cầu về gừng cũng ít hơn so với các nước khác. Do vậy, giá gừng cũng giảm, thậm chí các đơn hàng lớn vẫn được thực hiện bởi vì các thương nhân vẫn thấy những cơ hội kinh doanh tốt trong mặt hàng này. Hơn nữa, các cơ hội trong lĩnh vực này được nhìn nhận là có chiều hướng tăng bởi vì một thực tế là gừng được dùng nhiều hơn trong nội trợ.
Gừng phổ biến ở Italy
Gừng là một sản phẩm ngách mà có thể xuất hiện quanh năm. Gừng được sử dụng trong các xu hướng tăng cường sức khỏe cũng như chương trình khuyễn mãi truyền thống. Ví dụ, trà gừng khá phổ biến.
Theo như những thương gia, việc tiêu thụ gừng trong vòng hai năm trở lại đây vừa tăng 300%. Trên thị trường bán buôn, đặc biệt là Bologna, gừng Trung Quốc là phổ biến nhất, và cũng có một số được nhập từ Nam Mỹ như Peru, Chile, và Brazil). Về khối lượng tiêu thụ thì ở đây cũng không được cho là có một sự tăng đáng kể nào ở quốc gia này và mức giá cũng giao động ổn định ở mức 1.7 đến 1.8 Euro mỗi kg. Ở quốc gia này, gừng thì không đắt, nhưng phần đóng gói lại mất nhiều chi phí hơn là gừng.
Nhu cầu gừng ở Isareal là nhỏ, nhưng đang tăng.
Nhu cầu về gừng thường có hai nhu cầu: làm gia vị và tăng cường sức khỏe. Trong hai trường hợp, nhu cầu vẫn nhỏ, nhưng có một xu hướng tăng rõ ràng, gừng là nguyên liệu trong các món ăn Iranian và Yemeni, cả hai cũng khá phổ biến ở Israel. Nó cũng phổ biến trong các nhà hàng shushi, điều này làm cho nhu cầu tăng lên. Những tác dụng của gừng đối với sức khỏe đã được biết trong thời gian dài, nhưng với một sự tăng lên trong xu hướng dinh dưỡng cho sức khỏe và thay thế thuốc, gừng đã dần dần được đưa trở lại. Quốc gia này phổ biến bởi việc trồng gừng hữu cơ. Những khối lượng nhỏ này được bán thông qua các cửa hàng tạp hóa nhỏ với mức giá cao. Nhìn chung, giá của nó đạt tới 4 Euro cho 250 grams. Hơn thế nữa, cũng có một số nhà nhập khẩu gừng và bột gừng với mức giá khoảng 2.5 Euro một kg.
Đó là một số thông tin thị trường mà Trí Đức muốn cung cấp cho bà con nông dân để hiểu thêm về các thị trường quốc tế.
Nguồn FreshPlaza.
Tác giả: Rudolf Mulderij
Ngày publish: 22 tháng 4 năm 2016